no comments

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Xuất Nhập Khẩu

Trong thời buổi kinh tế hội nhập, Việt Nam tham gia nhiều hiệp hội tổ chức quốc tế cũng như liên kết hợp tác với rất nhiều nước không chỉ trong khu vực Asean mà còn nhiều nước trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam được coi là quốc gia có dân số trẻ , nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào. Cũng vì lẽ đó, việc xuất nhập khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… càng trở nên phổ biến. Nhưng các bạn đã đủ tự tin để tham gia phỏng vấn tại các công ty nước ngoài. Đây là lý do chính vì sao bạn cần tìm hiểu những lưu ý để đủ tự tin và chắc chắn được tin cậy của các nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn tại các công ty xuất nhập khẩu

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Xuất Nhập Khẩu

Hãy Chuẩn Bị Thật Kỹ Khi Tham Gia Phỏng Vấn

Như các bạn cũng biết, phỏng vấn xin việc không chỉ đơn thuần cuộc trao đổi tương tác giữa hai phía người xin việc và nhà tuyển dụng, mà còn là cách mà người xin việc thể hiện tài năng, bản lĩnh cũng như khả năng chuyên môn làm được việc và quan trọng là thái độ của họ đối với công việc mà nhà tuyển dụng cần. Đấy có lẽ cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng xét tuyển có nhận vào trở thành nhân viên của công ty.

Tin mới FTU: ĐH Ngoại Thương & ĐH Canberra, Australia Kí Kết Hợp Tác

Trước khi đi phỏng vấn xin việc bất kỳ một công việc gì, chắc các bạn phải tìm hiểu kỹ những yêu cần của nhà tuyển dụng có phù hợp với bản thân hay không và môi trương chung trong công việc đó. Tìm một công việc không phải khó nhưng tìm được công việc tốt và để mình cháy hết đam mê với công việc ấy thì không hề đơn giản. Khi đi phỏng vấn xin một công việc nào đó có lẽ bạn thấy công việc đó hợp một phần nào với bản thân mình và từng bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn đó thật thuận lơi: không chỉ về kiến thức chuyên môn hay hiểu biết của bạn về công ty hay tập đoàn đó mà còn chuẩn bị về trang phục, cách đi đứng giọng nói, cũng như tâm lý thật vững chắc tin tưởng bản thân trước nhà tâm lý. Khâu chuẩn bị cực kỳ quan trọng đối với một người đi xin việc, nhưng buổi phỏng vấn có đạt hiệu quả cao không thì cũng cần nhiều yếu tố khác nữa, và cả 1% về may mắn cũng quyết định nhà tuyển dụng có chọn bạn hay là chọ người khác. Để có một buổi phỏng vấn thành công cho những ứng viên phỏng vấn xin việc trước nhà tuyển dụng, vì ngoài bạn ra nhà tuyển dụng có rất nhiều lựa chọn nhân viên cho vị trí của mình, ứng viên đầu tiên phải lên kế hoạch và lập mục tiêu rõ ràng cho công việc của mình. Lên kế hoạch về những việc cần làm trong một ngày ra sao và doanh thu cần thu về từ những việc làm đó, mục tiêu rõ ràng phát triển qua từng năm, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn bất cứ câu hỏi nào: “ Sau năm năm bạn mong muốn trở thành người như thế nào và nhận được gì từ công ty”, nếu bạn chưa có kế hoạch rõ ràng, suy nghĩ chín chắn bạn sẽ ấp úng khi trả lời, và bạn sẽ “vui lòng” nhận một điểm trừ từ nhà tuyển dụng. Bạn chỉ cần tự tin nói rõ mục tiêu và kế hoạch phát triển bản thân qua từng năm thì bạn sẽ để lại ấn tượng gì đó đối những nhà tuyển dụng, đó là cách làm của những người chuyên nghiệp. Tiếp theo là chuẩn bị, chuẩn bị tốt như là nắm chắc được lá cờ đầu tiên trong đường đua. Cuộc phỏng vấn như là cách ứng viên phỏng vấn xin việc tìm cách thuyết phục đầy khéo léo , đầy sức thuyết phục đến nhà tuyển dụng nhận mình. Giao đoạn chuẩn bị trong khi phỏng vấn mang đến cho ứng viên nguồn năng lực dồi dào và hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến bầu không khí của nhà tuyển dụng. Hãy cố tạo điểm nhấn đầy ấn tượng đến nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên, và duy trì điều đó trong suốt buổi phỏng vấn.

Hãy Chuẩn Bị Thật Cẩn Thận Cho Buổi Phỏng Vấn

Vậy thời gian để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn nhất là khi nào? Giải đáp thắc mắc của rất nhiều bạn đang trong quá trình tìm việc làm đặc biệt đối với xuất khẩu lao động ra nước ngoài.Theo tôi, bạn nên chuẩn bị ít nhất là 3 ngày ( khoảng thời gian không quá dài cũng như không quá ngắn), bạn sẽ không sợ vội không tìm đủ hiểu biết hay thời gian quá dài khiến bạn mau quên và mất thời gian để chuẩn bị lại một lần nữa. Người Việt Nam chũng ta, không chỉ các bạn mà ngay cả tôi cũng có một số thói quen không tốt : “ Nước đến chân rồi mới nhảy”, điều đấy là không nên khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc. Vậy cần phải chuẩn bị những gì? Đầu tiên phải kể đến đó là TINH THẦN của ững viên phỏng vấn xin việc. Một công việc tốt thì thu hút rất nhiều nhân tài từ khắp nơi trên Tổ quốc, nhìn tỷ lệ phỏng vấn : 1/100 hay 1/50 khiến tâm lý các bạn bất an cho rằng mình có giỏi bằng họ không, nhiều người học hàm cao thế thì công việc làm sao đến lượt mình, đấy các bạn đã làm mất cơ hội của chính mình khi để cho tinh thần mình không được vững chắc. Bạn phải luôn tin rằng mình sẽ làm được điều đó, nhất định phải thành công. VÀ dù vạn bất đắc dĩ bạn không thành công trong cuộc phỏng vấn lần này thì bạn vẫn thật bản lĩnh vì bạn chỉ có riêng bạn thôi, và đấy là kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn tiếp. Chắc chắn sẽ có công việc phù họp với bản thân. Bạn đưngc bao giờ cảm thấy nhụt chí trước khi phỏng vấn điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trong quá trình phỏng vấn. Bạn nghe những đối thủ cạnh tranh của mình đưa nhưng thông tin xấu như đã có danh sách trung tuyển cuộc phỏng vấn này mang tính hình thức, Thông tin xấu ấy sẽ kết hợp tâm lý của bạn làm sự tự tin của bạn bào mòn một cách nhanh chóng. Hay bạn nhìn thấy một nhà tuyển dụng tỏ vè không yêu thích bạn hay có ý định muốn loại bỏ bạn thì đừng vội nản chí hãy để cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị trong con người bạn và việc không tuyển dụng bạn là một điều mất mát lớn cho công ty của họ. Chướng ngại vật tồn tại xung quang bạn rất nhiều, không chỉ đối thủ cạnh tranh mà còn là tâm lý trong con người bạn, cơ thể bạn đã thực sự sẵn sàng cho công việc này chưa, bạn nghĩ mình có bao nhiêu phần chăm đam mê, nhiệt huyết để công hiến cho công việc ấy ngay từ lúc ban đầu. Phải giữ vũng ý chí ngay từ đầu thì tinh thần của bạn cũng được nắm vững nhé. Bạn cạnh đó bạn phải có đủ sức khỏe tốt thì mới có tinh thần tốt có tinh thần tốt sẽ có thái độ tích cực điều đó dẫn dến hành vi ứng xử đúng đắn . bạn phải có những giấc ngủ đủ, những bữa cơm đủ chất dinh dưỡng hay đơn giản giữ tâm trạng tốt luôn cười cả ngày. Nhà tuyển luôn đặt tiêu chí High for attitude” thái độ và hành vị dù là nhỏ nhất của bạn cũng sẽ có thể lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng nhân sự tài ba. Dù chỉ là một nụ cười tươi thôi nhưng cũng đủ truyền cảm hứng làm việc cho đồng nghiệp , tăng tính kết nối với khách hàng của mình. Những nhà tuyển dụng sẽ không ngừng tạo cơ hội cũng như thách thức bạn trong lúc phỏng vấn. Hãy cố gắng giữ tâm lý tốt nhất coi cuộc phỏng vấn như cuộc trò chuyện giữa hai người. ai đã từng đi phỏng vấn chắc chắn sẽ hiểu được cảm giác ngồi phòng chờ trước khi phỏng vấn hồi hộp như thế nào? Trong những lúc bối rối như vậy, tôi thường ngồi tĩnh lại, nhắm hờ mắt cố gắng hít thở thật đều để tạo oxi trong lồng ngực tăng độ tự tin tươi mát, hay đơn giản là uống thêm ngụm nước mát . Tinh thần- cái chuẩn bị quan trọng nhất bên trong con người bạn, hãy chú ý tới tình huống ảnh hường đến tinh thần bạn và tinh thần cần thời gian cho điều đó. Tiếp theo là thông tin vị trí xin vào việc làm . Một người thực sự quan tâm đến công việc mình làm sau này, họ sẽ không ngần ngại bỏ chút thời gian để tìm hiểu những thông tin hữu ích cho nghề đó, bạn yêu thích điều gì ở nghề đó, công việc đó đòi hỏi những kỹ năng như thế nào, làm sao cho nghề đó phát triển và đưa ra nhiều ý kiến sáng tạo đó trong tương lai? Hãy để tâm đến những điều nhỏ nhất từ công việc đó, thì bạn mới có thể thuyết phục nhà tuyển dụng một cách đầy cuốn hút và ấn tượng. Họ sẽ biết họ cần bạn ở những điểm gì và bản thân bạn mang đến những điều gì mới mẻ đến với họ. Và trong thời gian tuyển dụng hãy nhớ trau dồi thêm kỹ năng để trở nên thật sự xuất sắc. Nếu công ty tuyển dụng hỏi bạn: Bạn biết gì về công tý chúng tôi?” Đó là lý do vì sao bạn cần phải tìm thông tin về công ty xin xuất nhập khẩu.Các nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại cho thêm một vài ngôi sao khi bạn biết và quan tâm về thông tin của họ. Sự hiểu biết về các thông tin về công ty không thể là thông tin từ trang báo lá cải mà phải từ bài báo trang mạng có nguồn gốc chính thống , thông thường là lịch sử hình thành, logo, sứ mệnh, tầm nhìn, hệ thống sản phẩm, khách hàng mục tiêu, và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, bạn đững tự ti mà hãy bản lĩnh đưa ra những suy nghĩ sáng kiến về những dự án mới của công ty hay vấn đề học đang quan tâm đến. Lại điểm cộng dành cho bạn. Nếu hoàn thành tốt những điều trên lúc này trong lòng họ, bạn có thể sẽ là thanh viên có nhân tố gây ấn tưởng và hảo cảm tới họ

Một cuộc phỏng vấn nên kéo dài bao nhiêu phút là hợp lý? Kéo dài không quá 20 phút.Luôn tự tin trò chuyện với những nhà tuyển dụng sao cho họ thấy họ cần mình. Một số người nước ngoài khá quan ngại trong việc nhận xuất khẩu lao động bời vì lao động Việt Nam mặc dù rất giỏi về lý thuyết nhưng thực hành thì còn thiếu và sức khỏe không theo kịp vòng quay làm việc ở nước ngoài. Đừng lo lắng nhé, hãy để cho họ thấy lao động Việt Nam ngày nay không chỉ có trình độ chuyên mộn tốt mà khả năng chịu đựng công việc rất cao còn mag theo bên nó là đam mê tâm huyết với nghề.

Luôn Đúng Giờ – Đừng Bao Giờ Trễ Hẹn

Mẹo này rất quan trọng và thu hút nhiều quan tâm của các nhà tuyển dụng, đó là thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn. TUYỆT ĐỐI không nên đi trễ, trong mọi trường hợp những người đi trễ sẽ mang điểm xấu cho khách sạn và đó không phải là những người làm trong môi trương chuyên nghiệp, Ăn mặc thanh lịch luôn được đánh giá cao. Đừng để quên nụ cười may mắn ở nhà, chuẩn bị vốn từ vựng và tư liệu thật đầy đủ cho bản thân thêm tự tin vào chính mình.

Trong quá trình phỏng vấn luôn tự tin dám đối mặt với những nhà tuyển dụng, hãy nhớ điều chỉnh giọng nói sao cho phù hợp. Lắng nghe thấu đáo câu hỏi từ nhà tuyển dụng và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra câu trả lời. Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không đi lan man, lạc đề. Phải trả lời một cách dứt khoát nhứng điều mình suy nghĩ cho thấy bạn là người ngay thẳng có đầu óc. Đừng bao giờ mắc lỗi ngớ ngẩn khi ngắt ngang lời khi họ đang nói, họ không cảm thấy thoải mái khi không được tôn trọng và ra dấu hiều cho họ biết mình đang lắng nghe học như cười đúng lúc, hay gật đầu. Bên cạnh đó cách nói chuyệ đi đứng sao cho lịch sự và thể hiện sự tôn trọng của bạn khi đến với công ty của họ. Khi trao đổi, nhớ tổ ra thoải mái và nhiệt tình của mình trong câu chuyện của họ, tránh mất tập trung và khi bắt tay đúng quy cách và thể hiện sự tự tin mạnh mẽ. Trả lời phỏng vấn luôn nhìn vào mắt người phỏng vấn một cách thân thiện, khi vào công ty học nhớ chào hỏi một cách lịch sự và điều đấy cũng thể hiện bạn đang tôn trọng công ty của nhà tuyển dụng. Khi được hỏi chỗ làm cũ không nên chê hay phê bình mà cảm nhận những khuyết điểm còn thiếu của bản thân. Hãy luôn trung thực bạn nhé, trung thực càng làm cho lời nói của bạn trở nên có sưc thuyết phục. Đừng quên đưa ra câu hỏi để giải đáp thắc mắc của bản thân còn thể hiện bản thân thực sự có quan tâm đếm quý công ty.

Bạn cứ nghĩ rằng như trên là hết quy trình của buổi phỏng vấn, nhưng không sau khi phỏng vấn, bạn nên viết lá thư để cảm ơn nhà tuyển dụng tạo cơ hội cho bản thân được tham gia phỏng vấn ở quý công ty. Và điều bạn nhận lại được là kinh nghiệm quý báu sau mỗi lần phỏng vấn. Phỏng vấn xin việc xuất khẩu lao động với phỏng vấn xinh việc nói chung không khác nhau là mấy, nếu bạn thực sự quan tâm công việc và đam mê ngành mình xin vào làm thì đến một lúc nào đấy không xa chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng để mắt đến và tuyển dụng bạn thôi. Tôi tin là như vậy. Cảm ơn bạn đã đọc những dòng chia sẻ này.

Gửi thảo luận

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.