no comments

Xuất Nhập Khẩu Chính Ngạch Và Tiểu Ngạch Là Gì, Trả Lời Độc Giả

Ở trường em phải làm một bài tiểu luận ngắn phân biêt về hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu nghạch là gì?. Em chưa đi làm thêm nên không biết cách làm và tìm hiểu góc độ nào hợp lý nhất. Mong admin giúp em giải thích rõ về khái niệmvà thực tế trong lĩnh vực này với. Em cảm ơn ạ! 

Đỗ Thị Nga – Sinh Viên Năm 4 Đại học Ngoại Thương Hà Nội 

Chào Nga,

Cảm ơn em đã để lại câu hỏi cho ban biên tập webiste sinhvienngoaithuong.com câu hỏi của em trước đó cũng đã có vài bạn hỏi nhưng tôi không nghĩ các bạn lại hoàn toàn không phân biệt được 2 hình thức này.

Trong bài viết theo chủ đề này xin gưi tới em Nga và bạn đọc định hướng chi tiết và cách phân biệt rõ nhất xuất nhập khẩu chính nghạch và tiểu nghạch là gì.

Xuất nhập khẩu chính ngạch cần rất nhiều nhân sự chất lượng cao

Xuất nhập khẩu chính ngạch cần rất nhiều nhân sự chất lượng cao

Có rất nhiều người từ xưa tới nay vẫn có quan niệm xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức không chính thống, luồn lách để làm thủ tục xuất nhập khẩu còn xuất nhập khẩu chính ngạch là chính thức và làm các thủ tục hải quan đầy đủ tại các cảng, sân bay. Đó chỉ là quan niệm chưa chính xác về 2 hình thức xuất nhập khẩu này cụ thể như sau:

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì? (Hàng tiểu ngạch)

Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một trong những hình thức trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới giữa các nước có biên giới liền kề được giới hạn định lượng quy định cụ thể như sau:

Cư dân biên giới là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới, người có giấy phép của cơ quan công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới được miễn thuế với trị giá hải quan không quá 2.000.000 đồng/người/1 ngày/1 lượt và không quá 4 lượt tháng.(Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ)

Tại Việt Nam hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch được diễn ra tại các khu vực biên giới phía Bắc, Trung và Nam tại các tỉnh như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…mặt hàng đi tiểu ngạch ngày càng đa dạng.

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch rất  phổ biến tại các cửa khẩu biên giới

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch rất phổ biến tại các cửa khẩu biên giới

Ưu điểm của hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch cần biết 

  • Thủ tục đơn giản, hầu hết là không mất phí chứng từ thủ tục
  • Các mặt hàng xuất nhập khẩu không bị giới hạn ( kê cả hàng cấm)
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển
  • Hàng không phải kê khai, sẽ không đóng thuế xuất nhập khẩu, tiểu thương có lợi vì giảm được tiền thuế nhưng nhà nước sẽ thất thu về thuế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mức thuế phải nộp sẽ ít hơn so với việc nhập khẩu chính ngạch thông thường.

Nhược điểm của hình thức xuất, nhập khẩu tiểu ngạch

  • Giao dịch không ổn định phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của các quốc gia
  • Hàng hóa vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng tại biên giới rất nhiều
  • Giá trị giao dịch nhỏ, mang tính thời vụ nếu tăng số lượng lớn thì hình thức tiểu ngạch không hợp lý
  • Không cung cấp được hóa đơn đầu vào dẫn tới hạn chế nguồn khách hàng giao dịch
  • Đây là hình thức được nhiều tiểu thương lợi dụng để tránh thuế.Nếu không kiểm soát chặt chẽ được hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch sẽ làm tình trạng buôn lậu và vận chuyển hàng hóa bẩn vào thị trường nước ta nhiều hơn.
  • Hoàn toàn có thể bị hải quan thu hàng dẫn tới trình trạng mất trắng hàng hóa.
Tắc biên là trường hợp thường gặp khi làm tiểu ngạch

Tắc biên là trường hợp thường gặp khi làm tiểu ngạch

2. Xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch chiếm hơn 80% khối lượng giao dịch áp dụng với giao dịch theo nhiều hình thức: đường biển, hàng không, đường thủy và bộ…

Pháp luật Việt Nam quy định: nhập khẩu chính ngạch là hình thức mua bán, giao thương giữa các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Hình thức nhập khẩu này phải được khai báo theo nhiều hình thức khác nhau. Phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền- cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát. Và phải được thông quan khi vào lãnh thổ Việt Nam thì được coi là nhập khẩu chính ngạch.

Hàng chính ngạch phải đóng thuế xuất khẩu và nhâp khẩu theo quy định của pháp luật và kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm bởi các cơ quan chuyên ngành và phải công khai nguồn gốc, xuất xứ với cơ quan hải quan.

Hình thức nhập khẩu chính ngạch phù hợp với mô hình doanh nghiệp cần giao dịch số lượng lớn, đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa,doanh nghiệp được pháp luật quốc gia bảo vệ, có hóa đơn đầu vào.

Đối với hình thức chính ngạch doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn phạm vi mua bán như hàng tiểu ngạch.

Ưu điểm khi nhập khẩu chính ngạch

  • Khi nhập khẩu chính ngạch quyền lợi của doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ
  • Hàng hóa được kiểm tra, kê khai không bị vướng mắc các nghi vấn trốn thuế, gian dối về thuế dẫn tới tình trạng tịch thu hàng, mất hàng như đi tiểu ngạch nếu làm sai quy định
  • Khi đi hàng chính ngạch doanh nghiệp có hóa đơn đầu vào để hợp thức hóa các giao dịch có thể xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng
  • Nhập khẩu chính ngạch được thể hiện rõ trên hồ sơ nhập khẩu, vì vậy tạo uy tín cho doanh nghiệp
  • Tiến độ đi hàng chính nghạch nhanh hơn hàng tiểu ngạch rất nhiều .
  • Hàng hóa vận chuyển chính ngạch có tiêu chuẩn và đảm bảo tình trạng hàng tốt hơn Đảm bảo còn nguyên đai, nguyên kiện, không móp méo, hỏng hóc hạn chế tình trạng thất lạc.
  • Rất nhiều trường hợp hàng số lượng lớn đi chính ngạch có giấy phép còn rẻ hơn rất nhiều hàng tiểu ngạch.
Hàng chính ngạch luôn có nguồn gốc xuất xứ và hóa đơn đầu vào

Hàng chính ngạch luôn có nguồn gốc xuất xứ và hóa đơn đầu vào

Nhược điểm của hình thức xuất, nhập khẩu chính ngạch

  • Thủ tục nhiều, dẫn tới chi phí cao đội giá thành sản phẩm nên nhiều lần
  • Hạn chế về chính sách nên nhiều mặt hàng thuộc diện cấm xuất, cấm nhập
  • Tiền thuế doanh nghiệp phải nộp nếu không thuộc diện ưu đãi thuế rất lớn
  • Để làm được xuất nhập khẩu chính nghạch cần nhân sự hiểu về nghề rất tốt.
  • Doanh nghiệp không được lợi nhiều nếu làm hình thức chính ngạch với các mặt hàng bị áp thuế cao như rượu, thuốc lá…..

Các hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch đang áp dụng

  •  Xuất nhập khẩu trực tiếp: có nghĩa là doanh nghiệp chủ động xuất, nhập khẩu hàng hóa và đứng tên trên tờ khai hải quan, chịu trách nhiệm nộp thuế và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật
  • Xuất nhập khẩu gián tiếp ( ủy thác xuất nhập khẩu)  Doanh nghiệp ủy quyền cho các công ty vận chuyển đứng lên làm thủ tục hồ sơ nhập khẩu thay cho mình, mọi vấn đề về pháp lý, thủ tục hải quan, vận chuyển và thanh toán đều là do cty ủy quyền chịu trách nhiệm.

Thực tế các loại hình xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch tại Việt nam 

Hiện nay, tôi thấy nhu cầu về hai loại hình này rất nhiều doanh nghiệp có thể tùy vào nhu cầu của mình để lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu phù hợp.

Bạn cần phân biệt tiểu nghạch và hàng đi biên trốn thuế khác nhau, hàng tiểu ngạch được miễn thuế trong định lượng cho phép của  pháp luật nếu quá thì phải khai và nộp thuế bổ sung. Còn hàng đi biên trái phép thì không nộp thuế thường sẽ bị tịch thu hàng nếu hải quan và kiểm lâm bắt được.

Bạn sẽ thấy nhiều đơn vị làm hàng tiểu ngạch không có hóa đơn phải mua hóa đơn đầu vào từ các bên thừa đầu vào là vì sao rồi đó.

Từng đó kiến thức chắc sẽ giúp bạn Nga hiểu rõ hơn về hình thức xuất  nhập khẩu chính ngạch và xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì rồi đúng không?Chúc bạn làm bài tiểu luận đạt kết quả cao

Bạn đọc cần tư vấn hoặc thắc mắc đừng ngại để lại bình luận phía dưới nhé.

Xin cảm ơn !

Gửi thảo luận

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.