no comments

Quản Trị Nhân Sự Bao Gồm Những Việc Gì

Có rất nhiều câu hỏi liên quan tới quản trị nhân sự, hôm nay cũng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, quản trị nhân sự bao gồm những việc gì. Ngành nhân sự trước nay được xem là ngành nghề quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, Quản trị Nhân sự  hay còn gọi là Quản  lý nguồn Nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của tổ chức, công ty,xã hội. Trách nhiệm chính của nhân viên trong ngành Nhân sự là thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và thưởng cho người lao động,đồng thời đánh giá, kiểm soát lãnh đạo văn hóa của tổ chức, đảm bảo phù hợp với luật lao động và việc làm của bộ lao động.

Khái niệm cần biết về Quản lý Nhân sự:

Trước khi biết về Quản lý Nhân sự là gì, cần biết được Nhân sự là gì, đối tượng làm việc của ngành Quản lý Nhân sự ra sao? Nhân sự không chỉ đơn thuần về con người mà chính là chỉ tiềm năng con người trong một tổ chức hay xã hội. Đồng thời với việc người lao động sử dụng  kiến thức,khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Nguồn Nhân sự trong mỗi doanh nghiệp chiếm phần quan trọng không nhỏ trong việc thực hiện chiến dịch của doanh nghiệp , thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp để duy trì , phát triển doanh nghiệp bằng cách phát huy tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Như chúng ta đã biết,hình thái kinh tế Xã hội hiện nay gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định, kéo theo sự phát triển của ngành Quản trị ngày càng trở nên phức tạp, để có được nguồn Nhân lực có chất lượng cho hoạt động của doanh nghiệp,đây là nhiệm vụ hoàn toàn phụ thuộc vào người làm việc trong Ngành Nhân sự. Công tác quản lý Nhân sự là giúp doanh nghiệp tìm kiếm,phát triển  và duy trì đội ngũ nhân viên tham gia làm việc chất lượng cho doanh nghiệp. Chuyên môn và kinh nghiệm của người Nhân sự càng cao thì quản lý Nhân sự càng tốt giúp người lao động hiệu quả và năng suất cao hơn so với hạn chế về mức lao động. Mục đích của người làm Nhân sự là tìm được đúng người , đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn doanh nghiệp, tất cả đều tốt cho lợi ích của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân sự hoàn thành các công việc theo dõi, hướng dẫn điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất giữa con người và các yếu tố tự nhiên trong các quá trình chuyển đổi , tạo ra của cải,vật chất, doanh thu cho doanh nghiệp, đồng thời biết sử dụngduy trì, bảo vệ sử dụng phát triền tiềm năng vô hạn của con người. Và hầu hết doanh nghiệp nào cũng cần đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và khai thác quyền năng vô hạn của con người phát triển tối đa doanh thu của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng

Nhà sử dụng luôn luôn quan tâm về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, và điều đó phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực như : vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động và các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại với nhau. Nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bỡi lẽ Nhân sự quản lý những tài năng của doanh nghiệp, không có thể mua được nếu như môi trường làm việc không phù hợp. Không giống như các yếu tố đầu vào có thể dùng tiền để khai thác, học hỏi được, sao chép được như :máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ vật chất. Con người chính là đối tượng đã dử dụng sự sáng tạo tồn tạo trong bộ não để làm ra những trang thiết bị từ thô sơ, đơn giản nhất đến phức tạp và hiệu quả như hiện nay phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Ngành Nhân sự của xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và hình thành, giải quyết vấn đề về lao động, nhu cầu lao động, xuất khẩu lao động với nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Nhìn nhận chín chắn về trách nhiệm của người làm Nhân sự, bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, là thành tố quan trọng trong chức năng quản trị, mỗi phòng ban đều có một quản lý nhân sự chủ yếu, vừa quan sát phân công nhiệm vụ làm việc của người lao động tại phòng ban, vừa kết hợp với Nhân sự của doanh nghiệp giúp người lao động hưởng các chế độ xã hội, và hưởng lương theo đúng hợp đồng, đảm bảo quyền lợi. Mỗi quản lý tại mỗi bộ phận lại có một trách nhiệm và phương pháp quản lý khác nhau, phù hợp với công việc và trách nhiệm người lao động cần giải quyết đồng thời tạo nên không khí văn hóa trong doanh nghiệp, quyết định không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp.

Nhân tố ảnh hưởng

  1. Môi trường bên ngoài
  • Khung cảnh kinh tế: Quản lý ngành Nhân sự liên quan mật thiết đến tình hình kinh tế và thời cơ kinh doanh. Với mỗi thời điểm biến động kinh doanh khác nhau của tình hình kinh tế, doanh nghiệp cần có những điều chỉnh các hoạt động theo kịp với tốc độ kinh tế, điều chỉnh nhân lực tại mỗi bộ phận sao cho phù hợp với công việc là nhiệm vụ của người làm Nhân sự, hơn nữa để nắm bắt những thời cơ trong kinh doanh, cạnh tranh cao với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, nhân sự cần nuôi dưỡng những nhân viên có tài năng vượt bậc và dẫn dắt doanh nghiệp với lợi ích kinh tế cao nhất. Ngoài ra, xu hướng cạnh tranh trong kinh doanh hiện nay luôn có những thay đổi chóng mặt, chính vì thế nếu như doanh nghiệp muốn chuyển hướng sản xuất, kinh doanh mặt hàng mới thì nhân lực cũng được nhà nhân sự cử người đến đào tạo về kiến thức và cách làm việc chuyên môn. Thật sự khi gặp phải những vấn đề khủng hoảng về kinh tế, nhà nhân sự cần điều động giảm chi phí nhân sự, bằng cách giảm giờ làm cho nhân viên, chỉ cốt giữ nhân viên có tay nghề cao, nhân viên khác có thời gian tạm nghỉ việc hay giảm phúc lợi.
  • Dân số, lực lượng lao động: sự gia tăng về dân số trong độ tuổi lao động đòi hỏi cung cấp công việc mới đáp ứng đủ cho số lao động, đồng thời làm già hóa lao động và gây khan hiếm nguồn lao động.
  • Luật pháp cũng ảnh hưởng đến quá trình quản lý Nhân sự, tạo ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động bằng hợp đồng lao động được thỏa thuận ký kết, tạo mối quan hệ tốt giữa cấp trên với cấp dưới.
  • Văn hóa – Xã hội: những quan niệm về văn hóa- xã hội Việt Nam ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý Nhân sự, giao tiếp giữa đồng nghiệp trong doanh nghiệp.
  • Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh , và ngành Nhân sự để theo kịp tiến độ không ngừng đào tạo , huấn luyện nhân viên biết sử dụng máy móc, thiết bị cần thiết quá trình lao động, đồng thời thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng cao.
  • Các cơ quan chính quyền: Giám sát việc Nhân sự tại các doanh nghiệp thực hiện các vấn đề về chính sách lao động, chế độ đãi ngộ , các vấn đề về khiếu nại, tranh chấp trong lao động.
  • Khách mua hàng và sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp, khách hàng luôn được xem là thượng đế đối với mỗi doanh nghiệp, làm sao vừa lòng khách hàng là đạt được mục đích quá trình phục vụ khách, phân bổ nhân viên phù hợp đãi ngộ khách hàng tốt nhất để đem lại doanh thu, đồng thời là lương và thưởng cho nhân viên.
  • Đối thủ cạnh tranh: Nhân lực có quyền lựa chọn những doanh nghiệp đem lại những đãi ngộ tốt với người lao động, vì thế cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp còn là cạnh tranh của nhà Nhân sự trong việc thu hút tài nguyên nhân lực,, duy trì và phát triển lực lượng lao động – nguồn lực cạnh trạnh lâu dài nhất của doanh nghiệp.
  1. Môi trường bên trong
  • Mục tiêu của doanh nghiệp: buộc nhà Nhân sự chọn lựa những nhân viên có tố chất, kinh nghiệm và kỹ năng biết cách làm việc phát triển mục tiêu đề ra của mỗi doanh nghiệp, đồng thời còn là đưa ra những khóa đào tạo nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp hướng tới mục tiêu đề ra.
  • Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng lành nghề của người lao động.
  • Bầu không khí- văn hóa làm việc tại doanh nghiệp: Môi trường này là mục tiêu mà nhân viên ngành Nhân sự luôn mong muốn mỗi nhân viên làm việc và có ý thức xây dựng, nuôi dưỡng, thích ứng một cách năng động, sáng tạo.
  • Công đoàn: ảnh hưởng đến quản lý Nhân sự thông quá các hoạt động giám sát, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Nhân tố con người

Chính là người lao động làm việc tai doanh nghiệp, và mỗi người lao động lại có cái tôi riêng, những mục đích phấn đấu làm việc khác nhau, tính tình khác nhau, khác nhau cả về năng lực làm việc và quản  trị. Nhân sự cần tìm hiểu, nghiên cứu về những đối tượng khó khăn này và có biện pháp  quản trị phù hợp nhất. Khoa học công nghệ phát triển kéo theo nhận thức , năng lực của con người càng phát triển, nhận thức càng cao, người lao động mong muốn được hài lòng với công việc được làm, thỏa mãn, đòi hỏi và thưởng. Thời gian là thay đổi về nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người lao động,  đòi hỏi người quản lý con người cần cập nhật thông tin, làm hài lòng, khiến người lao động cảm thấy thoải mái khi làm việc tại doanh nghiệp, tất cả những công việc  phát triển doanh nghiệp dựa trên yếu tố nhân lực. Người lao động phần lớn làm việc mong muốn  được hưởng lương để trang trải cho cuộc sống và tiếp tục làm việc. và tiền lương chính là điều ràng buộc lớn giữa doanh nghiệp với người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Tiền lương chính là công cụ nhà sử dụng lao động thu hút nhân viên tài năng cho doanh nghiệp của mình. Công tác quản lý Nhân sự càng được quan tâm cũng được thể hiện qua hoạt động trả lương đúng thời hạn và thích đáng với công sức, trí tuệ chất xám mà người lao động cung cấp cho doanh nghiệp.

 

  1. Nhân tố quản trị

Làm việc như một nhà quản trị đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, trông rộng ngoài những kiến thức chuyên môn cần có còn là kinh nghiệm, để nhằm tạo nên hướng đi, đường lối, phương hướng cho sự phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp. Nhà quản trị với vị trí trung gian, cân bằng, vừa cùng với nhân viên tại doanh nghiệp tạo nên bầu không khí- không gian làm việc văn minh, thân mật, cởi mở, nhưng vẫn nghiêm túc chấp hành quy định trong quá trình làm việc của doanh nghiệp, khiến nhân viên luôn tự hào khi làm việc tại doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với mỗi hành động, suy nghĩ, lời nói của bản thân. Người trung gian nên nhà quản trị vừa giúp nhà đầu tư nhận được lợi nhuận cao nhất có thể, nhưng không quên đảm bảo đời sống, và các hoạt đông của người lao động, mọi người tích cực làm việc với cơ hội thăng tiến và thành công. Cạnh tranh giữa mỗi cá nhân trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp là không thể tránh khỏi, nhưng nhà quản trị cần biết hạn chế mức cạnh tranh không lành mạnh, gây hoang mang, thù ghét trong nội bộ, vì thế mà nhà quản trị cần khách quan, công bằng thẳng thắn trong mọi tình huống trong khi giải quyết các vấn đề công việc. Bên cạnh đó, thực sự là người quản trị tốt cũng cần sự bình tĩnh, biết lắng nghe tiếng nói của đồng nghiệp, tìm được tiếng nói chung thì giải quyết vấn đề khúc mắc dễ dàng hơn rất nhiều.

Bài viết cung cấp những thông tin cần thiết nhất của ngành quản trị Nhân sự, ngành nghề ngày càng có vai trò quan trọng và cần thiết tại mỗi doanh nghiệp. Nếu có sự quan tâm, yêu thích học ngành nghề, tìm hiểu về ngành Nhân sự để theo đuổi phát triển yếu tố cần có ngay từ khi bắt đầu.

Gửi thảo luận

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.